CẶP ĐÔI HOÀN HẢO KPI VÀ BSC
Bộ công cụ hỗ trợ kiểm soát chiến lược và mục tiêu hoạt động của tổ chức
TỔNG HỢP BỞI:
Mr Nguyễn Tuấn Anh:
Cử nhân quản trị tài chính (Đại học Western Kentucky, Mỹ)
MBA (Đại học Western Kentucky, Mỹ).
Nghiên cứu tiến sỹ tại University of Texas at Arlington, Mỹ
Trưởng nhóm SRT, Ban R&D, CÂU LẠC BỘ KIỂM SOÁT NỘI BỘ VIC
Kiểm duyệt thông tin: Trần Thị Hạnh Mai
Trưởng ban R&D, VIC
Chuyên môn: Kiểm soát nội bộ, CFA
3 năm kinh nghiệm Kiểm Soát Mua Hàng Và Chuỗi Cung Ứng
5 năm nghiên cứu Kiểm Soát Mua Hàng Và Chuỗi Cung Ứng
5 năm nghiên cứu về Hành Vi Con Người
10 năm nghiên cứu về Thông Minh Não Phải
10 năm kinh nghiệm tái cấu trúc tổ chức
Người đầu tiên mang Kiểm Soát Tổ Chức về Việt Nam
MỤC LỤC E-SHARING:
I/KPI là gì ?
II/ Điểm mạnh khi xây dựng hệ thống đánh giá hiệu quả làm việc theo KPIs
III/ Mục tiêu, chiến lược, chiến thuật và KPI
IV/ KPI cho mua hàng
Nhiều công ty đang làm loay hoay hay sai phương pháp, nhiều trong số đó được gọi là không chính xác các chỉ số hiệu suất chính (KPI). Rất ít tổ chức thực sự theo dõi KPIs thực sự của họ. Lý do là rất ít tổ chức, lãnh đạo doanh nghiệp, kiểm toán, kiểm soát, tư vấn …khám phá được những gì một KPI thực sự. Có ba loại biện pháp thực hiện:
1. Các chỉ tiêu kết quả Key (Kris) cho bạn biết làm thế nào bạn đã thực hiện trong một tiến độ (viễn cảnh tương lai).
2. Chỉ số Hiệu suất (PI) cho bạn biết phải làm gì.
3. KPIs cho bạn biết phải làm gì để tăng hiệu suất đáng kể.
KPI - Key Performance Indicator có nghĩa là chỉ số đánh giá thực hiện công việc.
Một chuỗi các phương pháp đo lường cho một công ty hoặc một ngành, dùng để đo hoặc so sánh các công ty/ ngành đó có đạt được chiến lược và mục tiêu hoạt động dài hạn hay không. KPI thay đổi tùy theo các công ty hoặc ngành khác nhau, phụ thuộc vào mức độ ưu tiên hoặc tiêu chuẩn. KPI còn có tên khác là key success indicators (chỉ số đánh giá mức độ thành công công việc)
Một công ty bắt buộc phải thành lập chiến lược và các mục tiêu hoạt động dài hạn của nó, sau đó phải chọn KPI để phản ánh tốt nhất những mục tiêu đó. Ví dụ, mục tiêu của một công ty phần mềm là phải đạt được tăng trưởng nhanh nhất trong ngành, KPI công ty đó sử dụng có thể là chỉ số đo lợi nhuận tăng trưởng hàng năm. KPI của một công ty sẽ được nói rõ trong bản báo cáo thường niên
Thông thường mỗi chức danh sẽ có bản mô tả công việc hoặc kế hoạch làm việc hàng tháng. Nhà quản lý sẽ áp dụng các chỉ số để đánh giá hiệu quả của chức danh đó. Dựa trên việc hoàn thành KPI, công ty sẽ có các chế độ thưởng phạt cho từng cá nhân.
Nói 1 cách đơn giản, tương tự như khi đi vào một phòng khám đa khoa, người ta sẽ tham vấn cho mình một loạt những test (thử máu, huyết áp, nhịp tim, X quang, nước tiểu, mắt, mũi, chân tay, thần kinh, vv...). Nếu ta khám hết, bác sỹ sẽ cho ta một loại kết quả thể hiện bằng những chỉ số định tính và định lượng. Tất cả những thông tin đó đều là KPI về tình trạng sức khỏe của chúng ta.
BSC - Balance Scoredcard - Hệ thống bảng điểm cân bằng là một hệ thống quản lý chiến lược dựa vào kết quả đo lường và đánh giá, được áp dụng cho mọi tổ chức.
Chiến lược kinh doanh: Chúng có thể là các chiến lược sản phẩm; chiến lược dịch vụ; chiến lược tăng trưởng; chiến lược bạn hàng; hoặc chiến lược marketing.
Còn các nhà lãnh đạo, thường lại chỉ quan tâm đến chiến lược mà mình đề ra, ít khi lưu ý đến những nhân viên – những con người sẽ trực tiếp thực hiện chiến lược đó. Họ tưởng rằng nếu họ chăm chỉ, nhiệt thành thực hiện thì cấp dưới cũng hết mình với trách nhiệm được giao?
BSC sẽ giúp nhà lãnh đạo đưa ra được những chiến lược chi tiết và cụ thể tới từng nhân viên. Sau đó KPI sẽ giúp đo lường hiệu quả công việc của từng người, từ đó lãnh đạo có thể dễ dàng đánh giá năng lực và định hướng công việc cho nhân viên của mình. Nói 1 cách khác đi, hiểu nhân viên, đưa được mong muốn của mình tới gần nhân viên khiến cho các chiến lược của ban lãnh đạo được thực hiện theo đúng định hướng và mục tiêu đã đề ra.
Đồng thời, khi KPI có thể cho bạn nhìn thấy trước được kết quả thì các quyết định sẽ dễ dàng và nhanh chóng được đưa ra hơn.
Ví dụ về một BSC:
I. Chỉ số đo lường chung
1. Tỉ lệ (%) theo dollar của mua hàng so với bán hàng
2. Tỉ lệ (%) nhân viên mua hàng so với toàn bộ nhân viên công ty
3. Tiền bán hàng trung bình cho mỗi nhân viên mua hàng là bao nhiêu?
4. Tiền mua hàng cho từng nhà cung cấp năng động
5. Chu kỳ thời gian đặt hàng (Purchase order cycle time)
(mất bao nhiêu ngày để chuẩn bị một đơn mua hàng và gửi cho bên cung cấp?)
6. Tỉ lệ (%) của các giao dịch mua hàng thông qua thương mai điện tử
7. Tỉ lệ (%) của các giao dịch mua hàng (là dịch vụ) được thực hiện bởi phòng mua hàng
8. Số lượng nhà cung cấp
II. KPI về giá
1. Giá thực hiện một đơn mua hàng
2. Giá có thể tránh được
3. Giá có thể giảm được
4. Đo lường lợi tức đầu tư của mua hàng (ROI)
III. KPI về chất lượng
1. Đánh giá chất lượng nhà cung cấp
2. Giá trị (Dollar) của hàng đầu thừa đuôi vẹo và hàng qua chỉnh sửa
3. Chi phí gửi trả nhà cung cấp
4. Tỉ lệ bị loại bỏ
5. Phần trăm của các nhà cung cấp được chứng thực
IV. KPI về phân phát
1. Thời gian Lead time
2. Tóm tắt về sự xúc tiến của nhà cung cấp (Supplier Expediting Summary)
3. Tính sẵn sàng
V. KPI về hàng hóa
1. Hệ số vòng quay hàng tồn kho
2. Chi phí chứa hàng
3. Hoạt động hàng hóa
VI. KPI về trình độ nhân viên và chỉ số phát triển
1. Số lượng nhân viên mua hàng với bằng cấp
2. Buổi đào tạo chính thức
3. Đầu tư đào tạo cho mỗi nhân viên và tỉ lệ (%) số tiền đào tạo
4. Tỉ lệ nhân viên tham gia vào mua hàng chuyên nghiệp
_______________________________________________________________________
Một số chỉ số KPI đáng lưu ý:
*Cost avoidance (Chi phí tránh):
*Procurement ROI (Đo lường lợi tức đầu tư của mua hàng):
*Spend under management (Chi tiêu dưới sự quản lý)
*Cost reduction (Chi phí giảm):
Nguồn: VICC
Đây là bản tóm tắt 5 trang, chúng tôi có bản đầy đủ 22 trang viết song ngữ: Anh – Việt
Quý vị cần mua vui lòng liên hệ:
Điện thoại: +84 986 970 683 - 903 160 838
Email: phongmarketingvicc@gmail.com