MỤC TIÊU MUA HÀNG LÀ GÌ?
DỊCH BỞI:
Mr Nguyễn Tuấn Anh:
Cử nhân quản trị tài chính (Đại học Western Kentucky, Mỹ)
MBA (Đại học Western Kentucky, Mỹ).
Nghiên cứu tiến sỹ tại University of Texas at Arlington, Mỹ
Trưởng nhóm SRT, Ban R&D, VICC
Vai trò của mua hàng trong tổ chức: Hướng dẫn về mua hàng
(viết bởi Tiến sĩ Robert Handfield)
Tổng quan
Mục tiêu mua hàng của các tổ chức tầm cỡ thế giới vượt quá những suy nghĩ truyền thống rằng vai trò chính của mua hàng là thu được hàng hóa và dịch vụ theo những nhu cầu nội bộ. Để hiểu vai trò này thay đổi như thế nào chúng ta phải hiểu mua hàng là gì, bắt đầu từ mục tiêu chính mua hàng của các tổ chức tầm cỡ thế giới
MỤC TIÊU 1: Hỗ trợ yêu cầu hoạt động
Yêu cầu mua hàng để hỗ trợ cho các hoạt động sau
· Hiểu những yêu cầu doanh nghiệp
· Mua các sản phẩm và dịch vụ
ü Đúng giá
ü Đúng nguồn
ü Đúng đặc điểm cụ thể mà người sử dụng cần
ü Đúng số lượng
ü Chuyển đúng thời điểm
ü Cho đúng đối tượng khách hàng nội bộ
Khách hàng nội bộ của mua hàng bao gồm:
ü Phòng sản xuất
ü Các trung tâm phân phối
ü Nhóm kĩ thuật và kĩ sư
ü Phòng nghiên cứu và phát triển
ü Phòng công nghệ thông tin
ü Vận chuyển và các dịch vụ khác
MỤC TIÊU 2: Quản lý quy trình mua hàng và nguồn cung ứng cơ bản hiệu suất và hiệu quả
Để quản lý quy trình mua hàng và nguồn cung ứng cơ bản hiệu suất và hiệu quả, mua hàng phải thực hiện theo các bước sau:
· Xác định cơ hội
· Quản lý khâu tổ chức nội bộ
· Đạt được mục tiêu
Xác định cơ hội ở chỗ đội mua hàng thêm được các giá trị thực:
· Đánh giá và lựa chọn các nguồn cung
ü Tất cả các hoạt động mua hàng phải được thông qua quy trình mua hàng
ü Công nghệ và các chức năng đầu vào khác cấu thành nên quy trình này
ü Cán bộ bán hàng không nên được tham gia vào việc xây dựng hợp đồng khi chưa được sự cho phép của quy trình
ü Tăng cường sử dụng đội ngũ mua hàng
· Đánh giá đặc điểm kĩ thuật hoặc báo cáo của công việc
ü Đánh giá những yêu cầu cần thiết cho dịch vụ và tài liệu được đưa ra
ü Có thể gợi ý những tài liệu thay thế chuẩn để tiết kiệm ngân quỹ cho tổ chức
ü Đánh giá định kì các tiêu chuẩn đòi hỏi để đạt được lợi thế yêu cầu
· Hành động như là đối tác chính của nguồn cung
· Xác định các phương pháp thưởng hợp đồng
· Quản lý cơ sở cung cấp
ü Các nguồn cung hiện tại là cạnh tranh
ü Xác định các nguồn cung mới tiềm năng và phát triển các mối quan hệ
ü Cải thiện và phát triển những nguồn cung không cạnh tranh hiện tại
Quản lý khâu tổ chức nội bộ hiệu suất và hiệu quả, gồm:
· Quản lý nhân viên mua hàng
· Phát triển và duy trì các chính sách và quy trình
· Giới thiệu và giành lợi thế về công nghệ và hệ thống phù hợp
· Xác định chiến lược và cấu trúc mua hàng
· Phát triển kế hoạch và phương pháp đo lường
· Cung cấp bộ phận lãnh đạo mua hàng cho tổ chức
· Cung cấp các chương trình đào tạo và cơ hội phát triển cho nhân viên
Đạt được mục tiêu thông qua:
· Khâu lãnh đạo mua hàng cho tổ chức
· Quản lý việc tìm kiếm nhà cung cấp (Sourcing management)[1]
· Quyền sở hữu và sự tin cậy trong quy trình mua hàng
· Truyền đạt mục đích, quy trình và thưởng/ phạt
· Cộng tác và hợp tác
· Làm việc nhóm
MỤC TIÊU 3: Phát triển mối quan hệ mạnh mẽ với các phòng/ ban chức năng khác
Cán bộ hỗ trợ mua hàng sẽ tăng cường cùng định vị với khách hàng nội bộ để đạt được những hiểu biết lớn hơn về yêu cầu và hệ thống thống nhất
Phòng Kĩ thuật
· Tiến hóa sản phẩm và quy trình kĩ thuật theo yêu cầu
· Sớm nhìn thấu vào các yêu cầu nguyên liệu
· Hỗ trợ đội sản phẩm mới
Phòng Marketing
· Dự đoán và yêu cầu lên kế hoạch cần thiết
· Sớm có cái nhìn sâu sắc vào những ý tưởng sản phẩm mới
Phòng Hoạt động
· Có cái nhìn sâu sắc vào sự thực hiện của nhà cung cấp
· Đặt ra các yêu cầu về giá thành, chất lượng, giao nhận và chu trình thời gian
· Có cái nhìn sâu sắc vào công suất, nguyên liệu, và các dịch vụ cần thiết
Báo cáo cho tổ chức
MỤC TIÊU 4: Hỗ trợ mục tiêu và mục đích của tổ chức
Phát triển hòa nhập chiến lược mua hàng để hỗ trợ chiến lược chung của tổ chức
Chiến lược mua hàng hiệu quả bao gồm
· Quản lý thị trường cung cấp và xu hướng (ví dụ giá nguyên liệu tăng, giảm, thay đổi nhà cung cấp) và sử dụng ảnh hưởng của xu hướng đó trong chiến lược công ty
· Xác định những nguyên liệu, dịch vụ quan trọng cần thiết để ủng hộ chiến lược của công ty trong những lĩnh vực quan trọng, cụ thể là trong quá trình phát triển sản phẩm mới
· Phát triển những lựa chọn nguồn cung và kế hoạch dự phòng cho công ty
Hỗ trợ những nhu cầu của công ty cho nguồn cung ứng cơ bản đa dạng cấp thế giới.
[1] Cần phân biệt Sourcing, Purchasing, Procurement