DỊCH BỞI:
Mr Nguyễn Tuấn Anh:
Cử nhân quản trị tài chính (Đại học Western Kentucky, Mỹ)
MBA (Đại học Western Kentucky, Mỹ).
Nghiên cứu tiến sỹ tại University of Texas at Arlington, Mỹ
Trưởng nhóm SRT, Ban R&D, VICC
TẠI SAO MUA HÀNG LẠI QUAN TRỌNG?
Trong lịch sử, vai trò quyết định trong mua hàng là việc đạt giá rẻ nhất có thế. Để đạt được điều này phải đánh đổi bằng chất lượng hoặc mối quan hệ tốt với bên cung cấp. Tuy nhiên, trải qua thời gian, vai trò của mua hàng phát triển thành chức năng tiết kiệm chi phí, áp dụng cho cả mối quan hệ với nguồn cung và hợp đồng. Tiết kiệm được chi phí thường thông qua việc cải thiện quy trình, sản phẩm hoặc phát triển quan hệ với nguồn cung.
Ngày nay, mua hàng được đánh giá là có vai trò cực kì quan trọng đối với tổ chức. Nó có ảnh hưởng trực tiếp đến 2 lực dẫn dắt: bán hàng và chi phí. Mua hàng đang trở thành khả năng cốt lõi của tổ chức, tìm kiếm và phát triển nguồn cung một cách chuyên nghiệp ngày càng được đánh giá cao. Mua hàng nhìn chung chịu trách nhiệm trong việc tiêu hơn 50% tổng lợi nhuận (lợi nhuận từ việc bán hàng). Nhiều tiền được dành cho mua hàng (các sản phẩm và dịch vụ) hơn bất cứ hoạt động chuyên môn nào khác, và tiền dành cho việc mua các dịch vụ đang gia tăng nhanh chóng. Thông thường, chi phí cho nguyên liệu là 2.5 lần giá trị của chi phí cho nhân sự và lương bổng, chi phí cho nguyên liệu là 1.5 lần chi phí cho nhân sự cộng tất cả các chi tiêu khác trong việc hoạt động doanh nghiệp. Trong lĩnh vực dịch vụ, hàng triệu đô la mỹ được dành cho tiếp thị (marketing) và quảng cáo, luật pháp, công nghê thông tin, logistics, nhân sự tạm thời, và các mục khác. Mặc dù sự liên quan của việc mua hàng trong lĩnh vực dịch vụ khác với mua hàng điển hình trong lĩnh vực nguyên liệu, tồn tại cơ hội quan trọng cho các tổ chức để tiết kiệm tiền bằng cách tham gia vào mua hàng trong lĩnh vực này (dịch vụ)
Hình 1.1 cho thấy việc quản lý nguồn cung có thể làm thay đổi giá bán tăng giảm như thế nào. Ảnh hưởng vào thu nhập ròng và ROI (chỉ số mô tả sự thành công khi bỏ tiền ra đầu tư) là những ảnh hưởng chính đến giá trị của cổ đông. Ảnh hưởng của chi phí được dễ hiểu bởi vì cắt giảm chi phí thì thường được coi là mua hàng. Hoạt động mua hàng làm việc với khách hàng nội bộ để giúp cải thiện quy trình và giảm giá thành. Hoạt động mua hàng cũng làm việc với bên cung cấp để cải thiện quy trình, tìm kiếm các nguyên liệu thay thế, tìm kiếm các địa điểm hoặc mô hình vận chuyển khác nhau. Tập trung vào cải thiện chi phí là khả năng cốt lõi của mua hàng chuyên nghiệp.
Hình 1.1- Ảnh hưởng của quản lý cung ứng đến hai lực lên xuống
Tuy nhiên, có rất nhiều cơ hội khiến cho thị phần thị trường tăng lên. Ví dụ, mối quan hệ mạnh mẽ với nhà cung cấp đúng có thể khiến cho những nhà cung cấp mới tiếp cận với sự phát triển sản phẩm mới. Từ đó, bên cung cấp đã được chuẩn bị cho sự ra mắt thực sự và cũng đóng góp nên những thay đổi phù hợp để tạo điều kiện cho sự ra mắt sản phẩm dễ hàng và ít tốn kém hơn. Vào năm 1998, ví dụ, nhà cung cấp được tham gia vào quá trình phát triển sản phẩm và được giúp đỡ cung cấp đầu vào để thiết kế Honda Accord. Đầu vào ở đây có cả nguyên liệu gia công và nguyên liệu sản xuất[1]. Sự tham gia sớm vào quy trình phát triển sản phẩm đã giúp tiết kiệm hơn 20% chi phí sản xuất ô tô. Trong ngành công nghiệp luyện kim, có một chứng minh là sự tham gia sớm của bên cung cấp trong quá trình phát triển sản phẩm đã giúp tiết kiệm thời gian và chi phí, cải thiện chất lượng của các bộ phận. RFQ được giảm xuống nổi bật trong ngành này bởi vì bên cung cấp hiểu rõ về những điều kiện yêu cầu trước cả khi cần.
Càng đọc thì bạn sẽ càng hiểu những thông tin trong cuốn này, nguồn cung ứng cơ bản là nguồn của cơ hội sáng tạo và nhà quản lý nguồn cung được đào tạo để hiểu những cơ hội này trong thị trường. Có được những cơ sở cung cấp và mối quan hệ với bên cung cấp được xem như có thêm hàng nghìn người cùng nghĩ về các ý tưởng sáng tạo tiếp theo. Dave Nelson, nhà cung cấp đã dành chiến thắng đang làm việc tại Honda; John Deere và Delphi- người đứng đầu về chuổi cung ứng, có một câu trích dẫn nổi tiếng được công bố về bên cung cấp và cơ sở cung cấp. Nelson nói: “Nếu bạn phát triển mối quan hệ đúng với cơ sở cung cấp, bạn có thêm 10,000 bộ não cùng suy nghĩ về các cách khác nhau để cải thiện sản phẩm và tạo nên tiết kiệm chi phí”. Có nhiều quyền lực trong tay của các quản lý nguồn cung, khi mà họ khai thác sức mạnh và khả năng của cơ sở cung cấp.
[1] process-oriented: định hướng hàng sản xuất gia công tức là hàng gia công (khác hàng sản xuất lắp ráp)